NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NHÀ TẮM MÀ KHÔNG AI BIẾT
1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà vệ sinh
Đến nay, nhà vệ sinh lâu đời nhất trên thế giới có độ tuổi lên tới 5000 năm được tìm thấy ở đảo Orkney, gần bờ biển phía Bắc Scotland. Cấu tạo của nhà vệ sinh này khá đơn giản, nhưng có điểm tương đồng cơ bản so với bây giờ. Nó chỉ được bố trí một bồn cầu với những đường ống dẫn nước đặt dưới bệ xí làm bằng đất sét.
Tàn tích của một nhà vệ sinh công cộng thế kỷ thứ hai ở Roman Ostia
Với mỗi nền văn hóa, nhà vệ sinh lại được diễn giải, thiết kế ứng dụng theo cách độc đáo riêng. Người Ai Cập cổ đại đặt cho nhà vệ sinh một cái tên là House of the Morning (căn phòng bình minh). Trong khi đó người Do Thái xưa gọi nhà vệ sinh là House of Honor (căn phòng danh dự).
Người Roma cổ đại sở hữu một hệ thống kiểm soát chất thải đặc biệt quy mô, tiên tiến. Thông qua những tài liệu khảo cổ cho thấy, những người đảm nhận nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh phải dùng thuyền để di chuyển trong đường hầm chứa chất thải từ nhà vệ sinh bố trí trong lòng đất với đường kính lên tới 5m.
Nhắc đến Pháp chúng ta nghĩ đến đất nước của tình yêu, sự lãng mạn và nước hoa nhưng vào thời Trung cổ, người Pháp mà đặc biệt là giai cấp thượng lưu, quý tộc thường chọn “giải quyết nỗi buồn” ở ngay ban công, cầu thang lâu đài hay công viên. Đến khi không thể chịu được mùi hôi thối, họ sẽ chuyển đến một lâu đài khác để sinh sống. Hơn nữa, việc tắm rửa ở đây cũng bị hạn chế rất nhiều nời vì họ cho rằng tắm sẽ làm suy giảm sức khỏe.
Nhà tắm hiện đại của Khách sạn Koven Melody, Singapore, cùng với nội thất của Bravat
Tuy nhiên, trải qua sự phát triển của xã hội, nhà vệ sinh dần trở thành một phần không thể thiếu trong các công trình. Và ngày càng được chú trọng đầu tư thiết kế, xây dựng. Cho tới nay ở Trung Quốc và Singapore đã có những nhà vệ sinh đạt chuẩn 5 sao với điều kiện vật chất, không gian trải nghiệm thực sự ấn tượng.
2. Những điều mà không ai cũng biết về nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh được xem là một khu vực công năng không thể thiếu trong các công trình hiện nay. Tuy chỉ là một không gian chức năng bổ trợ nhưng nó đóng vai trò quan trọng không kém phần so với các không gian khác tạo nên tổng thể một công trình hoàn chỉnh.
Nơi đây, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản của con người như vệ sinh cá nhân, bài tiết chất thải. Theo thống kê sơ bộ, một người bình thường sử dụng nhà vệ sinh khoảng 6 -8 lần một ngày, 2.500 lần một năm. Trung bình trong một vòng đời người chúng ta dành 3 - 5 năm chỉ để đi vệ sinh mà thôi. Nhìn vào con số đó và những trải nghiệm thực tế chắc chắn không ai có thể phủ nhận vai trò của phòng vệ sinh. Bên cạnh công năng chính này, nếu cùng phân tích kỹ càng, nhà vệ sinh còn mang đến những giá trị rất bất ngờ đối với sự sống, xã hội, kinh tế và môi trường.
3. Đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường
Chúng ta hầu như đều xác định nhà vệ sinh khá bẩn. Không sai, nhưng mức độ chính xác thì không ít người đang thực sự hiểu lầm. Những nghiên cứu thực tế cho thấy, số lượng vi khuẩn ở nhà vệ sinh chỉ bằng 1/400 lần so với số lượng vi khuẩn tồn tại bàn làm việc của chúng ta. Bên cạnh đó, sự có mặt của nhà vệ sinh cũng là giải pháp xử lý chất thải hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Tranh : Đại dịch tả ở London thế kỉ XVIII
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tại Ấn Độ xuất phát từ văn hóa lâu đời, thói quen không sử dụng nhà vệ sinh nên cứ mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng 1,1 triệu lít chất thải thô đổ trực tiếp xuống sông Hằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Hai quốc gia châu Phi là Guinea và Sierra Leone cũng rất ít sử dụng nhà vệ sinh và đến năm 1012 một trận mưa lớn khiến chất thải tràn lan, kéo theo dịch tả bùng phát mạnh mẽ đã khiến 25.000 người bị nhiễm bệnh, cướp đi sinh mệnh của 392 người.
4. Tiết kiệm năng lượng
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết: nước thải toilet có chứa nguồn năng lượng sinh hóa gấp 10 lần năng lượng cần thiết để xử lý nó. Thống kê này đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học và kỹ sư nhằm phát triển những công nghệ xử lý nước thải tối ưu để chuyển hóa thành năng lượng hữu ích và nước sạch.
Nhằm hướng tới những giải pháp bền vững, quỹ Bill and Melinda Gates (tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới với sự góp vốn từ tỷ phú Bill Gates) đã đề ra giải thưởng Reinvent the Toilet Challenge (Thách thức tái phát minh nhà vệ sinh).
Giải thưởng này sẽ được trao cho những ý tưởng về nhà vệ sinh siêu sạch mà không cần bất kỳ kết nối đường ống nước hoặc điện nào. Quỹ đã trao cho Viện công nghệ California (Mỹ) giải thưởng trị giá 100.000 USD (khoảng 2 tỷ VND) về ý tưởng sử dụng năng lượng Mặt trời để phát triển hệ thống nhà vệ sinh khép kín. Đồng thời tái chế nước tiểu và biến phân thành năng lượng có thể lưu trữ.
#Bravat #thietbivesinh #nhavesinh #phongtam